Kiến trúc sư Anh thiết kế nhà toàn kính trong suốt

Theo báo “Bưu điện hàng ngày” ngày 6/8, kiến trúc sư nổi tiếng London, Anh Carlo Santambrogio gần đây đã trưng bày tác phẩm thiết kế nhà toàn bằng kính của mình. Thiết kế cấu tạo nhà toàn bằng kính, không chỉ tường, mái bằng kính mà các thứ bài trí trong nhà như bàn, ghế cầu thang đều bằng kính.

Loại thiết kế nhà với khái niệm hoàn toàn mới này làm cho mọi hoạt động trong phòng hoàn toàn lộ ra dưới mắt mọi người, các hành động riêng tư: thay quần áo, tắm rửa, ngủ nghỉ, ăn uống… từ ngoài nhà đều nhìn thấy rõ. Kiến trúc sư Carlo cho rằng: “Mục đích của thiết kế này là muốn làm cho vật cấu tạo trong suốt trở thành một phương thức tinh tế và bản chất của không gian tưởng tượng và sử dụng”.

Mùa đông, kính của nhà có thể tăng nhiệt để giữ được nhiệt độ trong phòng. Tuy nhiên, giá của loại nhà này không rẻ, mỗi mét vuông 4.000 bảng Anh.

NGUỒN: http://hoixaydunghcm.vn

THƯ VIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TỔNG HỢP HÀNG TRĂM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH XDD&CN

https://i0.wp.com/xmt.vn/wp-content/uploads/2011/01/1.jpg

DOWNLOAD TẠI ĐÂY:

1) Thư viện ĐATN

http://www.mediafire.com/#ha31ddd2x1fdi
2)
Hướng dẫn ĐATN kết cấu Tính móng
móng đơn và móng đôi

Link download tài liệu

http://www.cadviet.com/upfiles/HDDATNmong.pdf

3)
hướng dẫn làm thuyết minh đồ án tốt nghiệp

4shared.com – online file sharing and storage – download huong dan lam thuyet minh DATN.rar

4)
Hướng dẫn ĐATN kết cấu Tính khung

http://data1.cadviet.com/HDDATNkhung_1.pdf

(http://www.3dzip.vn/forum/forumdisplay.php?f=96)

5)
Đồ Án Vĩnh Trung

http://www.mediafire.com/?tj2mtjjzqgn

6)Đồ án kỹ sư xây dựng: những câu hỏi thường gặp khi bảo vệ
200 câu hỏi + câu trả lời tham khảo dùng cho Đồ Án Tốt Nghiệp KSXD:
http://www.mediafire.com/?sc2xcqo5r7b34wt

Tính toán tác dụng địa chấn bằng phần mềm SAP2000

Có hai phương pháp tính toán tác dụng địa chấn trong SAP2000: phân tích phổ phản ứng địa chấn và phân tích lịch sử – thời gian của tác dụng địa chấn.

Phương pháp phổ phản ứng, đầu tiên dùng phương pháp động lực tính toán phản ứng địa chấn hệ thống chất điểm, thiết lập phổ phản ứng; dùng phổ phản ứng gia tốc tính toán lực quán tính lớn nhất của kết cấu và được xem là tải trọng địa chấn tương đương của kết cấu; sau đó theo phương pháp tĩnh lực tiến hành tính toán và thiết kế kết cấu. Phương pháp phổ phản ứng là một loại mô phỏng phương pháp động lực, cũng là một loại phương pháp thống kê. Phương pháp phổ phản ứng đã xem xét ảnh hưởng của độ mạnh yếu vận động mặt đất, tính chất của đất nền cùng với đặc tính động lực kết cấu đối với lực địa chấn, vì vậy có thể phản ánh gần đúng tác dụng địa chấn đối với kết cấu. Do phương pháp phổ phản ứng với phương pháp thiết kế kết cấu truyền thống gần giống nhau, vì vậy thu được ứng dụng tương đối rộng rãi. Trong quy phạm của các quốc gia đều đưa ra đường cong phổ phản ứng thiết kế. Phân tích phổ phản ứng trong SAP2000 đầu tiên dựa trên đường cong phổ phản ứng thiết kế của mỗi một quốc gia, sau đó dựa vào phân tích dao động (Modal) thu được các dạng dao động, sử dụng phương pháp chồng chất dao động giải hiệu ứng địa chấn.

Dưới đây giới thiệu các bước phân tích phổ phản ứng địa chấn trong phần mềm SAP2000:

(1) Xây dựng mô hình tính toán động lực

Mô hình tính toán động lực với mô hình tính toán tĩnh lực nói chung là tương đồng (về mô hình hình học, vật liệu, mặt cắt, tính chất phần tử). Có thể dùng mô hình này để tính toán động lực tiếp theo.

(2) Lựa chọn đường cong phổ phản ứng thiết kế

[Define] > [Functions] > [Response Spectrum…] xuất hiện cửa sổ Define Response Spectrum Functions, trong Choose Function Type to Add lựa chọn một trong các dạng đường cong phổ phản ứng quy định trong các quy phạm khác nhau (trong ví dụ này lựa chọn Chinese 2002 Spectrum), nhấn Add New Function…xuất hiện cửa sổ  Response Spectrum Chinese 2002 Function Definition.

Đối với công trình nằm trên vùng động đất cấp 8, loại hình nền I, địa chấn thiết kế thuộc nhóm 2, tham số đầu có thể xem trên hình vẽ

(3) Định nghĩa trường hợp phân tích phổ phản ứng

Sau khi định nghĩa hàm số phổ phản ứng

[Define] > [Analysis Case…] xuất hiện cửa sổ Analysis Cases, nhấn Add New Case… xuất hiện tiếp cửa sổ  Analysis Case Data – Linear Static, trong Analysis Case Type lựa chọn Response Spectrum, chuyển sang cửa sổ Analysis Case Data – Response Spectrum, lần lượt lựa chọn và nhập giá trị như trong hình vẽ, sau đó nhấn OK

(4) Định nghĩa loại hình phân tích, và chạy chương trình

(5) Kiểm tra kết quả

Lưu ý: SAP2000 cung cấp phương pháp tổ hợp các dạng dao động gồm có phương pháp CQC, phương pháp SRSS, phương pháp ABC và phương pháp GMC. Phương pháp CQC là tổ hợp căn bình phương hoàn toàn (Complete Quadratic Combination), phương pháp này là phương pháp tổ hợp các dạng dao động mặc định trong SAP2000. Phương pháp này với phương pháp SRSS là tương đồng. Theo Quy phạm thiết kế kháng chấn của Trung Quốc, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp này để tiến hành tổ hợp các dạng dao động.

Phương pháp phân tích lịch sử – thời gian là một loại phương pháp phân tích động lực trực tiếp. Phương pháp này có khả năng miêu tả chân thực toàn quá trình tác dụng địa chấn, thu được nội lực và chuyển vị của từng cấu kiện ở mỗi một thời điểm.  Về mặt lý luận, phương pháp phân tích lịch sử – thời gian tiên tiến hơn phương pháp phân tích phổ phản ứng. Nhưng do lượng tính toán khá lớn cùng với việc không dễ dự đoán quan trắc vận động mặt đất, hiện nay phương pháp này thông thường được xem là phương pháp bổ sung của phương pháp phổ phản ứng. Quy phạm thiết kế kháng chấn hiện hành của nhiều quốc gia quy định đối với kết cấu công trình quan trọng và phức tạp bắt buộc phải sử dụng phương pháp phân tích lịch sử – thời gian để tiến hành tính toán kháng chấn. SAP2000 có thể tiến hành phân tích lịch sử – thời gian tuyến tính và phi tuyến tính. Trong phân tích lịch sử – thời gian phi tuyến tính có thể xem xét tính phi tuyến trong phần tử liên tục. Sau mỗi một phân tích LS-TG hoàn thành, có thể xuất các loại kết quả phân tích (như chuyển vị, nội lực …) theo thời gian, dựa trên kết quả phân tích thu được đường cong phổ phản ứng, vẫn có thể dựa vào kết quả phân tích tiến hành thiết kế kết cấu. Sử dụng SAP2000 tiến hành phân tích lịch sử – thời gian bao gồm mấy vấn đề: loại hình phân tích, điều kiện ban đầu phân tích, hệ số cản, tham số khống chế lặp, lựa chọn sóng địa chấn…

Dưới đây giới thiệu các bước phân tích lịch sử – thời gian của tác dụng địa chấn trong phần mềm SAP2000:

(1) Định nghĩa hàm số lịch sử – thời gian

[Define] > [Functions] > [Time History…] xuất hiện cửa sổ Define Time History Functions, trong Choose Function Type to Add lựa chọn một trong các loại hàm số lịch sử – thời gian (trong ví dụ này lựa chọn Function from File, tức là đường cong lịch sử – thời gian thực trắc), xuất hiện cửa sổ Time History Function Definition, trong Function File nhấn Browse…, tìm đến file ELCENTRO, các giá trị và lựa chọn khác xem trên hình vẽ

(2) Định nghĩa trường hợp lịch sử – thời gian

Khi định nghĩa trường hợp lịch sử – thời gian, người dùng có thể định nghĩa loại hình phân tích, hệ số giảm cản dạng dao động, thời gian duy trì lịch sử – thời gian và chỉ định tải trọng.

[Define] > [Analysis Case…] xuất hiện cửa sổ Analysis Cases, nhấn Add New Case… xuất hiện tiếp cửa sổ  Analysis Case Data – Linear Static, trong Analysis Case Type lựa chọn Time History, chuyển sang cửa sổ Analysis Case Data – Linear Modal History, lần lượt lựa chọn và nhập giá trị như trong hình vẽ, sau đó nhấn OK

(4) Định nghĩa loại hình phân tích, và chạy chương trình

(5) Kiểm tra kết quả

Lưu ý: Trong thư mục cài đặt SAP2000 đã có sẵn các hàm số lịch sử – thời gian điển hình (đặt trong thư mục con Time History Function), thư mục này cung cấp cả sóng địa chấn thực đo và sóng nhân tạo. Ngoài ta người dùng cũng có thể tự định nghĩa.

Giải thích hệ số tỉ lệ: Do gia tốc vận động mặt đất đầu vào trong tính toán thông thường sử dụng ghi chép động đất thực tế. Khi lựa dùng động đất đo được cần chú ý phối hợp giá trị đỉnh gia tốc của nó với giá trị tương đương của cấp độ cơ bản trong “Quy phạm thiết kế kháng chấn kết cấu công trình”, đồng thời tham số đặc trưng hình sóng nên tiệm cận với đặc điểm vùng nền công trình.  

Mở bản vẽ AutoCad phiên bản mới trên AutoCad cũ hơn

Trong quá trình sử dụng AutoCad rất có thể bạn sẽ gặp trường hợp phải mở một bản vẽ cad được vẽ trên phiên bản (version) mới hơn phiên bản AutoCad hiện đang có trên máy mình. Có thể là do đối tác gửi cho, tham khảo từ đâu đó, download trên mạng xuống,… Có một điều rất bất tiện là các phiên bản AutoCad đời sau thì mở vô tư các phiên bản AutoCad đời trước nhưng ngược lại thì bó tay (Ví dụ: AutoCad 2007 mở  file Cad 2004 okie nhưng AutoCad 2004 thì không mở được file Cad 2007). Gặp phải trường hợp này nhiều khi khóc dở, mếu dở :”>. Nếu bạn có thể liên hệ với người đã thiết kế bản vẽ thì quá tốt, chỉ cần họ save as lại bản vẽ đó dưới định dạng trùng phiên bản AutoCad hiện giờ là có thể giải quyết nhanh gọn rồi, nhưng nếu không có người nào có để bạn nhờ thì sao? Tự thân vận động thôi 71 Mở bản vẽ AutoCad phiên bản mới trên AutoCad cũ hơn .

DWGgateway là một phần mềm nhỏ, được thiết kế như một add-ins của AutoCad, vấn đề trên sẽ trở nên cực kì đơn giản khi bạn cài thêm phần mềm này cho AutoCad của bạn. Nếu gặp vấn đề trên hãy thử sử dụng nó xem sao nhé.

Link download:

http://www.ziddu.com/download/13114207/DWGgateway.msi.html

Pass:

giothangmuoi.info

Sau khi cài đặt khởi động lại AutoCad, sẽ xuất hiện thêm một menu như sau trên AutoCad.

dwggateway01 Mở bản vẽ AutoCad phiên bản mới trên AutoCad cũ hơn

Nhìn vào là biết cách sử dụng rồi phải không? Chỉ chú ý là khi bạn mở file nó sẽ hỏi bạn nơi lưu tạm file này, thay đổi đến nơi phù hợp kẻo quên thì sửa xong không biết nó ở đâu đâu.

Autodesk cũng có một phần mềm để chuyển đổi các version AutoCad là DWGTrueView, nhưng cái này vừa nặng vừa khó cài, đòi hết cái này đến cái kia, tốt nhất bạn vẫn nên dùng DWGgateway hơ

Phân biệt inox “xịn” và inox mạ

 

 

Cũng là cái xoong, cái thìa inox nhưng giá cả có thể chênh lệch nhau đến cả chục lần. Người tiêu dùng nếu không tinh ý mua phải, vừa phí tiền lại rước cái độc hại vào người.

Phân biệt inox xịn và inox mạ

Đồ gia dụng inox đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hình thức sáng bóng của vật liệu, trông rất sạch sẽ.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp mua về dùng chưa được bao lâu thì không còn sáng bóng nữa, mà bị xỉn màu, hoen ố, hay thậm chí có vết gỉ và xuất hiện các lỗ nhỏ li ti như bị nổ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả

Theo TS Phạm Đức Thắng, Phân viện Vật liệu khoa học kim loại (Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả. Chất liệu chính của các sản phẩm này có thể là thép hoặc tôn sắt, mạ ngoài bằng một lớp đồng, niken và crom mỏng.

Theo TS Thắng, có thể  phân biệt inox “xịn” và inox mạ bằng độ sáng bóng của vật liệu. Inox mạ thường có độ bóng sáng loáng trong khi inox “xịn” có màu sáng nhờ nhợ.

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thử bằng cách sử dụng nam châm. Tùy vào thành phần inox mà các sản phẩm inox “xịn” hoặc là không hút từ hoặc nếu có chỉ hút nam châm nhẹ, khi kéo ra lực ở tay sẽ rất nhẹ nhàng.

Còn inox mạ sẽ có độ hút mạnh, thậm chí chỉ đưa đến gần đã nghe tiếng “tạch” vì nam châm bị hút vào kim loại. Khi lấy nam châm ra sẽ thấy lực hút ở tay rất mạnh.

Những người có kỹ thuật cũng có thể sử dụng axit nóng khoảng 70o để kiểm tra chất lượng inox. Nếu là inox mạ crôm sẽ đen sì, trong khi inox tốt vẫn giữ nguyên màu sắc.

Inox xịn cũng hiếm!

TS Đoàn Đình Phương, Phó  viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và  Công nghệ Việt Nam cho biết, inox cũng có nhiều loại, tùy thuộc vào hàm lượng các chất tạo thành.

Về cơ bản thành phần inox thường có 18% crom, 8% niken, còn lại là sắt và các thành phần khác. Vì giá thành niken rất đắt nên trong một số trường hợp, người ta có thể thay niken bằng mangan, tuy nhiên sự thay thế này làm cho khả năng chịu ăn mòn của vật liệu rất thấp.

Đồ gia dụng bằng inox kém chất lượng nhanh bị xỉn màu.

Một loại thép không gỉ khác có thành phần 12% crom cũng có tính chất sáng bóng nhưng không được gọi là inox vì có tính hút từ.

Theo TS Đoàn Đình Phương, để phân biệt inox có chất lượng tốt hay không chỉ có cách duy nhất là sử dụng máy móc để phân tích thành phần, chứ không thể phụ thuộc vào các phép thử axit, thử độ hút từ như phân biệt vật liệu mạ inox.

Các đồ gia dụng làm bằng inox kém chất lượng cũng nhanh bị xỉn màu, xám ố hoặc thậm chí bị nổ bề mặt. Tuy nhiên, có hay không nguy cơ thôi nhiễm kim loại nặng thì chưa thể khẳng định rõ ràng, còn cần những nghiên cứu chính xác.

Theo TS Nguyễn Ngọc Phong (Viện Khoa học Vật liệu) ,đối với các vật liệu mạ inox, để tạo giá thành rẻ hơn nữa, nhà sản xuất có thể sử dụng các chất mạ kém chất lượng, pha tạp nhiều chất hoặc không mạ lớp đồng. Các chất mạ là kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày, có thể tạo nên sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây hại cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư…